0948702288 / 0944232288

8 cách điều trị cháy nắng tại nhà

CHIA SẺ | 21/04/2024 | 85 lượt xem

1. Rửa sạch vùng da bị cháy nắng

 

Khi bị cháy nắng nên làm gì, thì điều đầu tiên đó là tìm nước mát hoặc chườm đá vào dùng da bị tổn thương. Tuy nhiên, điều trị cháy nắng với cách này nên lưu ý không được chà xát mạnh vào da vì có thể gây nặng hơn.

Không nên sử dụng nước quá lạnh vì có thể gây ra tình trạng sốc nhiệt ở vùng da bị cháy nắng. Nếu có thể thực hiện được thì nên ngâm mình trong nước mát một thời gian thích hợp để làm mát vùng da bị tổn thương.

2. Khám bác sĩ da liễu

 

Trường hợp người bệnh bị tổn thương da nặng và có hiện tượng phồng rộp, đồng thời xuất hiện cả mụn nước, mụn mủ... thì cần phải đi bác sĩ khám để được điều trị kịp thời.

Bạn nên lưu ý không sờ hoặc chọc vỡ các bọng nước vì có thể dẫn đến nhiễm trùng nguy hiểm cho cơ thể.

3. Sử dụng kem dưỡng ẩm hoặc kem có chứa thành phần của nha đam

 

Một trong những biện pháp khá hữu hiệu trong việc cải thiện tình trạng da bị cháy nắng chính là kết hợp bôi kem dưỡng ẩm hoặc kem có chứa thành phần của nha đam.

Sử dụng loại kem này giúp cho những vị trí phồng rộp, cháy nắng có thể nhanh chóng khỏi. Tuy nhiên, khi chọn kem thì cần phải thử trên da xem có thành phần gây kích ứng hoặc dị ứng không. Thêm vào đó, thành phần nha đam trong kem không nên bôi trực tiếp vào các vết thương hở.

4. Giảm cháy nắng da bằng cách sử dụng sữa tươi

 

Một trong những phương pháp điều trị cháy nắng đó là sử dụng sữa tươi. Sữa tươi cần được pha trực tiếp vào bồn tắm và sau đó người bệnh sẽ ngâm mình trong sữa tươi giúp hạ nhiệt độ của vùng da đang bị tổn thương.

Tuy nhiên để thực hiện theo cách này thì khá tốn về mặt chi phí và lãng phí. Vì vậy bạn có thể sử dụng sữa tươi thấm qua khăn và phủ lên vùng da đang bị cháy nắng. Như vậy vừa mang lại hiệu quả và tiết kiệm chi phí.

Sữa tươi có tác dụng làm dịu vùng da bị tổn thương, khi đó bạn sẽ thấy da được mát và bớt đau hơn. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng các loại sữa như sữa chua để thay thế sữa tươi trong điều trị cháy nắng.

 

5. Chữa cháy nắng bằng cách sử dụng giấm táo

 

Sử dụng giấm táo trong điều trị cháy nắng có thể khiến cho da hạ nhiệt độ và giảm bớt cảm giác khó chịu. Giấm táo là loại giấm được thực hiện khá đơn giản và có nhiều công dụng trong chế biến cũng như cải thiện tình trạng cháy nắng. Tuy nhiên khi sử dụng giấm táo lưu ý không nên chà xát quá mạnh trên vùng da bị tổn thương hoặc không sử dụng giấm táo cho vết thương hở.

Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng giấm táo pha loãng để ngâm toàn bộ cơ thể trong điều trị bỏng nắng hiệu quả.

6. Chữa cháy nắng bằng cách sử dụng dưa chuột

 

Dưa chuột hay dưa leo thường được sử dụng để đắp mặt nạ. Tuy nhiên, trong điều trị bỏng nắng, dưa chuột cũng có thể được sử dụng bằng cách đắp trực tiếp lên vị trí da bị bỏng, hoặc xay nhuyễn và pha cùng với sữa chua rồi đắp lên vị trí da bỏng.

7. Chữa cháy nắng bằng cách sử dụng cà chua

 

Cà chua cũng tương tự như dưa leo, có thể sử dụng bằng cách cắt lát và đắp lên vị trí da bị cháy nắng. Đây là phương pháp được đánh giá khá cao và nhiều người lựa chọn vì tiết kiệm chi phí.

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng cà chua và sữa theo tỷ lệ 1/4 để có hỗn hợp điều trị cháy nắng hiệu quả. Da bỏng nóng khi được đắp hỗn hợp này sẽ nhanh chóng được làm mát và không đau rát nữa.

8. Chữa cháy nắng bằng cách sử dụng mật ong

 

Mật ong sử dụng cùng với nước cốt chanh với tỷ lệ 8 mật ong 2 nước cốt chanh có thể giúp cho làn da cháy nắng được cải thiện. Tuy nhiên, khi sử dụng phương pháp này thì không nên dùng quá nhiều nước cốt chanh vì có thể sẽ khiến cho da bị ngứa, dị ứng...

Nhìn chung, tình trạng da bị cháy nắng thường xảy ra khi tiếp xúc với ánh nắng nhiệt độ cao. Để hạn chế tình trạng da bị cháy nắng thì cần thực hiện một số biện pháp sau:

  • Tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời vào những khung giờ có cường độ nắng mạnh với hàm lượng tia bức xạ UV nhiều. Thời gian tiếp xúc với ánh nắng nên giảm ở mức tối đa. Trong khoảng thời gian từ 11 giờ trưa đến 16 giờ chiều thì không nên hoặc hạn chế đi ra ngoài. Nếu đi ra ngoài cần phải được che chắn và bảo vệ.
  • Mặc áo chống nắng và che kín da khi đi ra ngoài đường. Đây có thể là phương pháp khá hữu hiệu và không tốn quá nhiều chi phí khi tiếp xúc với ánh nắng. Theo các nghiên cứu cho thấy kem chống nắng không thể che chắn toàn bộ tia UV nhưng quần áo chống nắng có thể làm được điều này.
  • Nên bôi kem chống nắng trước 20 đến 30 phút khi đi ra ngoài để đạt hiệu quả chống nắng cao nhất.
  • Bổ sung các vitamin, trái cây và rau xanh để tăng cường sức đề kháng cho da.
Tags:
Bài viết hữu ích
THẨM MỸ VIỆN HOA ANH

Hotline: 0944 232 288 / 0948 702 288

Email: daongocanh0808@gmail.com

TRỤ SỞ CHÍNH - TPHCM

CN 2 : 260 Nguyễn Trung Trực, Rạch Giá, Kiên Giang

CN 3 : Lô 5 - C5 Trung tâm thương mại Rạch Sỏi

CN 4 : 257 Trần Phú, Tp Bạc Liêu

CN 5 : 572 Thị trấn Kiên Lương, Kiên Giang

CN 6 : 320 Võ Duy Linh, Gò Công, Tiền Giang

CN 7 : 139 quốc lộ 63 Thị trấn An Biên, Kiên Giang

CN 8 : 191A Đường 30/4 Khu Phố 1, TT.Dương Đông, Phú Quốc

CN 11 : 200 Khu Phố A , Quốc Lộ 80 , TT. Tân Hiệp , Kiên Giang