Bị nám tàn nhang lâu năm có chữa được không?
Bị nám tàn nhang lâu năm có chữa được không” là điều băn khoăn của không ít phụ nữ khi chứng tăng sắc tố da ảnh hưởng nhiều đến vấn đề thẩm mỹ. Câu trả lời là điều trị tàn nhang, nám da thường gặp nhiều thách thức, trong nhiều trường hợp đáp ứng không đầy đủ và thường xuyên tái phát. Theo đó, sự kết hợp của các liệu pháp nhắm vào nhiều yếu tố gây bệnh thường được áp dụng, hứa hẹn mang lại kết quả lâm sàng tốt nhất.
1.Bảo vệ da nghiêm ngặt khỏi ánh sáng mặt trời là cách đầu tiên, đơn giản nhất mà mọi người có thể áp dụng để trị tàn nhang. Điều này bao gồm tránh nắng, mặc quần áo chống nắng và dùng kem chống nắng phổ rộng, đều là một thành phần thiết yếu của cách trị tàn nhang lâu năm tại nhà.
Đối với việc dùng kem chống nắng phổ rộng, bác sĩ da liễu khuyên nên sử dụng kem chống nắng phổ rộng hàng ngày, chọn loại có chỉ số chống nắng (SPF) từ 50 trở lên. Để việc kem chống nắng đạt hiệu quả cao, nên thoa với lượng vừa đủ trước khi ra ngoài 30 phút và lặp lại sau mỗi 2 giờ nếu vẫn còn tiếp tục ở ngoài trời.
Đối với những bệnh nhân bị nám, tàn nhang nhẹ, kem hydroquinone 4% là liệu pháp đầu tay, có thể được áp dụng trị tàn nhang một hoặc hai lần mỗi ngày trong khoảng thời gian từ hai đến sáu tháng. Sau thời gian này, khi tình trạng nám da tàn nhang đã cải thiện, người dùng có thể chuyển chế độ sử dụng duy trì trong sáu tháng hoặc lâu hơn.
Cơ chế tác dụng của hydroquinone là ức chế sự chuyển đổi tyrosine thành melanin thông qua ức chế cạnh tranh tyrosinase. Sự ức chế tổng hợp DNA và RNA của các tế bào hắc tố và gia tăng sự phân hủy melanosome cũng có thể góp phần vào cơ chế hoạt động của hydroquinone. Nhiều công thức hydroquinone hiện có sẵn, dưới dạng đơn trị liệu hoặc kết hợp với các chất làm sáng da hoặc chất tẩy tế bào chết khác, chẳng hạn như axit glycolic hoặc tretinoin, với nồng độ dao động từ 2% trở xuống, trong các công thức không kê đơn và đến 4% hoặc hơn chỉ có sẵn theo đơn.
Tác dụng ngoại ý khi dùng hydroquinone cần lưu ý là sắc tố da sẽ trở lại bình thường khi ngừng dùng. Ngoài ra, các biến chứng cấp tính sau khi sử dụng hydroquinone bao gồm kích ứng, viêm da tiếp xúc dị ứng, tăng sắc tố sau viêm và giảm sắc tố da. Một số bệnh nhân có thể bị ban đỏ và bong tróc da sau khi sử dụng hydroquinone. Đồng thời, Hydroquinone là chống chỉ định ở phụ nữ có thai và cho con bú cũng như những bệnh nhân bị dị ứng đã được ghi nhận.
Bên cạnh đó, các chất làm sáng da không phải hydroquinone, chẳng hạn như axit azelaic, axit kojic, hoặc niacinamide, đơn trị hoặc kết hợp, có thể được sử dụng như các liệu pháp đầu tay thay thế, đặc biệt ở những bệnh nhân không dung nạp hoặc có biểu hiện dị ứng với hydroquinone:
Axit azelaic: ức chế tyrosinase và cho thấy tác dụng chống tăng sinh và gây độc tế bào trên một số dòng tế bào khối u trong ống nghiệm. Trong các thử nghiệm, kem azelaic acid 20% đã được chứng minh là có hiệu quả như kem hydroquinone 4%.
Axit Kojic: có nguồn gốc từ một loài Aspergillus và Penicillium, ức chế tyrosinase bằng cách chelat hóa đồng tại vị trí hoạt động của enzym. Tuy dạng đơn trị liệu có vẻ kém hiệu quả hơn hydroquinone, những bệnh nhân không dung nạp hydroquinone nên cân nhắc dùng axit kojic.
Niacinamide: là dạng hoạt động sinh lý của niacin hoặc vitamin B3. Niacinamide ngăn chặn việc chuyển các melanosome từ tế bào hắc tố sang tế bào sừng. Hơn nữa, thành phần này còn có tác dụng chống viêm và tăng sinh tổng hợp ceramides, cũng như các lipid lớp sừng khác với chức năng hàng rào tính thấm biểu bì được tăng cường.
ĐIỀU TRỊ BẰNG LASER
2. Laser và liệu pháp ánh sáng là cách điều trị nám da hàng thứ ba, thích hợp cho những bệnh nhân không đáp ứng trọn vẹn với liệu pháp điều trị tại chỗ và cả lột da bằng hóa chất. Điều quan trọng là tia laser và các nguồn sáng phải được sử dụng hết sức cẩn thận và thận trọng ở những người có làn da sẫm màu do nguy cơ tăng sắc tố sau viêm.
Tình trạng tăng sắc tố hoặc giảm sắc tố lốm đốm trở nên tồi tệ hơn có thể xảy ra do điều trị bằng laser. Đồng thời, cần phối hợp với biện pháp chống nắng để tránh phản xạ tăng tạo sắc tố da. Hơn nữa, bệnh nhân cũng cần được tư vấn rằng laser và liệu pháp ánh sáng không phải là phương pháp điều trị dứt điểm nám da. Đồng thời, sự tái phát có thể liên quan đến sắc tố đậm hơn, điều này có thể không thích ứng với việc điều trị tiếp theo. Do đó, bác sĩ lâm sàng nên tư vấn cho bệnh nhân về tầm quan trọng của việc tuân thủ chế độ điều trị duy trì để giảm thiểu nguy cơ tái phát sau điều trị bằng phương thức này.