0948702288 / 0944232288

Cách dùng thuốc điều trị bệnh chàm

CHIA SẺ | 16/06/2024 | 94 lượt xem

1. Vài nét về căn bệnh chàm

 

Chàm là một bệnh ngoài da rất phổ biến, khoảng 10% dân số trên thế giới mắc bệnh chàm. Trong khi đó tại Việt Nam bệnh chàm chiếm 25% trên tổng số các bệnh ngoài da.

Bệnh chàm không gây tử vong nhưng bệnh có thể khiến bệnh nhân bị ngứa ngáy, khô căng da khó chịu. Bệnh thường xuyên tái phát nhiều lần trong đời, và ít nhiều cũng làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ của người mắc bệnh.

Biểu hiện bệnh chàm ở mỗi người sẽ khác nhau, tuy nhiên triệu chứng đặc trưng của bệnh chàm là ngứa, đôi khi ngứa xuất hiện trước cả phát ban. Ngoài ra những biểu hiện khác của bệnh chàm có thể xuất hiện như: đỏ, khô, nứt, dày da ở bất cứ vùng da nào trên cơ thể.

2. Thuốc điều trị bệnh chàm có thể chữa dứt điểm không?

 

Trên thực tế lâm sàng bệnh chàm có nhiều hình thái, cách phân chia bệnh nhưng để đơn giản, chúng ta tạm chia nệnh chàm thành 2 loại là chàm khô và chàm ướt (sang thườn trên da là những mụn nước, rỉ dịch, rất ngứa và dễ bội nhiễm). Chàm khô nứt nẻ thường xuất hiện ở bàn tay, bàn chân, bệnh có xu hướng nặng lên khi trời lạnh, hoặc khi bệnh nhân phải tiếp xúc hóa chất, xà bông, chất tẩy rửa...

Bệnh chàm không thể trị dứt điểm. Việc điều trị chỉ nhằm mục đích kiểm soát cơn ngứa, ngăn ngừa tình trạng bội nhiễm nếu có, làm giảm biểu hiện viêm da, làm da mềm mại, loại bỏ các mảng vảy, rãnh nứt và giảm thiểu sự xuất hiện của những thương tổn mới trên da. Bệnh chàm thường có những cơn thuyên giảm xen kẽ với những đợt tái phát cấp tính hoặc kéo dài kinh niên, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

3. Cách dùng thuốc điều trị bệnh chàm

 

Đặc điểm bệnh chàm thường kéo dài dai dẳng và khó điều trị dứt hẳn, vì vậy người bệnh cần kiên trì chữa bệnh theo hướng dẫn. Các thuốc điều trị bệnh chàm thường được chia thành 2 loại: thuốc điều trị bệnh chàm dùng ngoài và thuốc uống.

 

3.1. Cách dùng các thuốc điều trị bệnh chàm dùng ngoài

Tùy theo từng giai đoạn của bệnh mà sử dụng các loại thuốc điều trị bệnh chàm bôi ngoài da cho phù hợp:

  • Hồ nước: thuốc điều trị bệnh chàm dạng này thường dùng trong giai đoạn đầu hoặc thuốc điều trị bệnh chàm khô, dùng khi da mới đỏ, chảy nước ít, giúp làm dịu da, đỡ ngứa;
  • Dung dịch: dung dịch Jarish; thuốc tím 0,001%; vioform 1%... thường dùng trong giai đoạn chàm bán cấp, được dùng bằng cách sử dụng gạc nhúng vào dung dịch, sau đó đắp nhiều lần lên nơi bị thương tổn;
  • Thuốc mỡthuốc điều trị bệnh chàm này chủ yếu dùng trong giai đoạn chàm mạn tính. Nếu thuốc điều trị bệnh chàm dạng thuốc mỡ dùng trong giai đoạn cấp tính có thể sẽ gây phản ứng mạnh. Thuốc điều trị chàm bội nhiễm là các dạng thuốc mỡ có chứa kháng sinh như: cream synalar-neomycin, cream celestoderm-neomycin... Trong khi đó các thuốc mỡ chứa corticoid sử dụng như một thuốc điều trị bệnh chàm khô, không dùng để bôi trong các trường hợp chàm bội nhiễm. Không nên bôi quá nhiều thuốc điều trị bệnh chàm (diện tích rộng) vì có thể gây biến chứng do tác dụng phụ của thuốc. Trường hợp chàm mạn tính phải dùng thuốc điều trị bệnh chàm khá lâu dài (có thể từ 12-15 tuần).

3.2. Thuốc điều trị bệnh chàm dùng đường uống

  • Thuốc chống ngứa: bệnh nhân có thể sử dụng các thuốc chống dị ứng như sirô phenergan, sirô théralèn, chlorpheniramin, cetirizine...
  • Thuốc chống bội nhiễm: Tùy tình trạng bội nhiễm, bác sĩ sẽ chọn lựa kháng sinh thích hợp và sử dụng như một thuốc điều trị chàm bội nhiễm. Nếu chàm có viêm da mủ cần điều trị chống bội nhiễm bằng cách cho uống kháng sinh (amoxicillin, cephalosporin...).

3.3. Sử dụng thuốc điều trị bệnh chàm sữa cho bé

Bệnh chàm rất hay gặp ở trẻ em, còn gọi là chàm sữa. Việc dùng thuốc điều trị bệnh chàm ở trẻ có những lưu ý riêng vì da em bé còn rất non nớt. Khi tổn thương chàm trên da bé nổi đỏ hoặc chảy dịch, phụ huynh có thể bôi các loại thuốc dạng dung dịch sát khuẩn nhẹ như: thuốc tím 0,001%; hồ nước...

Khi tổn thương da khô, đỏ, tróc vẩy thì có thể bôi thuốc điều trị bệnh chàm dạng kem chứa corticoid nồng độ thấp, chỉ bôi thuốc trong thời gian ngắn (7-10 ngày). Trường hợp da khô, dày sừng nhiều có thể dùng các thuốc điều trị bệnh chàm loại thuốc mỡ chứa corticoid hoặc phối hợp chất tiêu sừng salicylic acid. Không được dùng các dung dịch thuốc điều trị bệnh chàm có acid boric cho trẻ em.

Lưu ý không được sử dụng kháng sinh liều cao để điều trị chàm sữa trừ khi bội nhiễm vì dễ gây sốc phản vệ. Tránh tự ý mua thuốc điều trị bệnh chàm về bôi cho trẻ, không nên đắp lá, không sử dụng thuốc theo dân gian vì sẽ làm bệnh chàm của trẻ nặng thêm.

Thực tế một số bà mẹ tự ý ra nhà thuốc mua thuốc điều trị bệnh chàm có corticoid và dùng kéo dài khiến trẻ bị nhiễm nấm, teo da, mất màu da. Ngoài ra, corticoid nếu dùng không theo chỉ định của bác sĩ còn có thể khiến chàm lan rộng, nặng thêm và gây chàm bội nhiễm. Nếu dùng thuốc điều trị bệnh chàm có corticoid kéo dài có thể gây suy tuyến thượng thận...

Mục đích của việc điều trị bệnh chàm sữa ở trẻ nhỏ là làm dịu và ngăn ngừa ngứa, nhiễm trùng. Gợi ý một số thuốc điều trị bệnh chàm an toàn và hiệu quả:

  • Chất làm ẩm: chàm sẽ khiến da khô và ngứa, sử dụng các loại kem dưỡng để giữ ẩm, làm dịu và đưa nước trở lại da giúp da lành lại. Thoa kem nhiều lần trong ngày kể cả sau khi tắm xong.
  • Kem hydrocortisone: bôi thuốc lên các vị trí bị chàm khoảng 4 lần/ngày trong tối đa 7 ngày, tránh xa mắt, trực tràng và bộ phận sinh dục... Tuân thủ chỉ định dùng thuốc của bác sĩ chuyên khoa vì nếu lạm dụng loại thuốc này có thể gây ảnh hưởng cho trẻ: Loãng xương, chậm phát triển, teo da, sạm da...
  • Thuốc kháng histamin: có thể không hiệu quả đối với tình trạng da ngứa do bệnh chàm, nhưng các thuốc này có thể giúp trẻ ngủ ngon nếu uống trước khi đi ngủ. Có thể dùng clorpheniramin, alimemazin... theo chỉ định của bác sĩ.
  • Kháng sinh: Nếu khu vực da bị nhiễm trùng có thể cần dùng thuốc kháng sinh, tuy nhiên việc sử dụng kháng sinh cần được bác sĩ chỉ định, cha mẹ tuyệt đối không được tự ý cho trẻ dùng kháng sinh.
  • Thuốc điều hòa miễn dịch tại chỗ dùng cho bệnh chàm nhẹ đến trung bình: Kem elidel và thuốc mỡ protopic, chúng hoạt động bằng cách thay đổi phản ứng của hệ thống miễn dịch để ngăn ngừa bùng phát, giúp làm giảm viêm và ngứa, tuy nhiên không khuyến cáo sử dụng cho trẻ em dưới 2 tuổi.
  • Dupilumab (dupixent) cho bệnh chàm vừa đến nặng: chất sinh học ngăn chặn một số protein nhất định liên kết với các thụ thể trên tế bào, làm dịu hoặc ngăn ngừa triệu chứng viêm nhờ giữ cho hệ thống miễn dịch không phản ứng quá mức.

4. Biện pháp ngăn ngừa bệnh chàm tái phát trở nên trầm trọng

 

  • Bệnh nhân mắc bệnh chàm cần tránh sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, tránh tối đa nguyên nhân gây bệnh như một số thức ăn, thuốc uống, mỹ phẩm, trang sức, hóa chất tẩy rửa, thuốc nhuộm... đồng thời chế ngự stress,
  • Thường xuyên thoa chất giữ ẩm, làm mềm da, chọn các chất không màu, không mùi, có thể thoa xen kẽ với các thuốc điều trị được bác sĩ kê đơn. Khi bệnh thuyên giảm, vẫn tiếp tục sử dụng các chất giữ ẩm thường xuyên mỗi ngày.
  • Với chàm ướt, bệnh nhân nên dùng thuốc tím pha loãng để ngâm rửa thương tổn, thoa các dung dịch màu như xanh Methylen, đỏ Eosin, tím Gentian...
  • Chàm làm nứt nẻ ở bàn chân, gót chân: cần bảo vệ bàn chân khỏi nguồn không khí lạnh như mang vớ mềm, thoa liên tục các chất giữ ẩm để làm mềm da.

Do tính cách đa dạng, phức tạp của bệnh với nhiều loại thuốc điều trị bệnh chàm, nhiều phương pháp điều trị... vì vậy lời khuyên tốt nhất dành cho bệnh nhân đó là nên đến bác sĩ chuyên khoa Da Liễu để khám bệnh trực tiếp, cho chỉ định điều trị, hướng dẫn chăm sóc vùng da bị tổn thương và phòng ngừa biến chứng.

Tags:
Bài viết hữu ích
THẨM MỸ VIỆN HOA ANH

Hotline: 0944 232 288 / 0948 702 288

Email: daongocanh0808@gmail.com

TRỤ SỞ CHÍNH - TPHCM

CN 2 : 260 Nguyễn Trung Trực, Rạch Giá, Kiên Giang

CN 3 : Lô 5 - C5 Trung tâm thương mại Rạch Sỏi

CN 4 : 257 Trần Phú, Tp Bạc Liêu

CN 5 : 572 Thị trấn Kiên Lương, Kiên Giang

CN 6 : 320 Võ Duy Linh, Gò Công, Tiền Giang

CN 7 : 139 quốc lộ 63 Thị trấn An Biên, Kiên Giang

CN 8 : 191A Đường 30/4 Khu Phố 1, TT.Dương Đông, Phú Quốc

CN 11 : 200 Khu Phố A , Quốc Lộ 80 , TT. Tân Hiệp , Kiên Giang