0948702288 / 0944232288

Đang cho con bú tiêm tan filler có sao không?

CHIA SẺ | 06/04/2024 | 76 lượt xem

1. Khi nào cần tiêm tan filler?

 

Giống như mọi phương pháp điều trị khác, tiêm filler cũng có thể gặp một số tác dụng phụ và biến chứng nguy hiểm. Đồng thời, đây là một kỹ thuật thẩm mỹ theo yêu cầu của khách hàng nên kết quả đạt được nhiều khi không theo kỳ vọng của họ. Bác sĩ thẩm mỹ sẽ khuyên nên tiêm tan filler cho những trường hợp sau:

Tiêm sai vị trí hoặc tiêm filler quá nhiều

Khi filler bị tiêm sai vị trí, tiêm sai cách có thể gây biến chứng hoặc tiêm quá liều làm biến dạng hay thay đổi đáng kể cấu trúc khuôn mặt, điều đó có thể nhìn thấy bằng mắt thường. 'Môi vịt' là một ví dụ điển hình cho trường hợp này, khi có thể thấy rõ tình trạng sưng môi trên hoặc bĩu môi liên tục do filler di chuyển vào đường viền nướu và bên trên mô môi. Điều này sẽ khiến các bộ phận được tiêm filler không tự nhiên.

Môi bị làm đầy quá nhiều khiến filler di chuyển vào đường viền nướu, do đó có thể gây ra tình trạng lão hóa nhiều hơn ở khu vực này. Trọng lượng và áp lực của filler lên da kéo miệng xuống và việc sử dụng quá mức các cơ xung quanh miệng để bù lại sẽ gây ra các nếp nhăn và da chùng nhão. Điều này không phải là vĩnh viễn và có thể được điều trị bằng cách hòa tan tất cả filler, làm đầy lại môi một cách tinh tế.

Biến chứng tiêm filler

Một số trường hợp cần làm tan filler do biến chứng xảy ra. Phản ứng bất lợi, cục u là một rủi ro nhỏ liên quan đến điều trị bằng filler. Hoại tử, khi tiêm nhầm chất làm đầy vào mạch máu gây mất tuần hoàn và chết các mô xung quanh ở khu vực đó là một vấn đề nghiêm trọng.

Ngoài ra, còn có thể gặp những ảnh hưởng xấu khác như đau nhức, sưng nề quanh mắt, mờ mắt, mù lòa, mặt bị biến dạng, filler nổi cục, bầm tím, vết xanh đậm dưới hốc mắt, thâm đen...

Trong trường hợp mất tuần hoàn, filler trong da sẽ cần phải được hòa tan trong vòng 24 giờ sau khi chẩn đoán hoại tử để cứu mô, nếu không có thể cần phải ghép da và can thiệp phẫu thuật để tái tạo lại khuôn mặt. Đây là lý do tại sao chất làm đầy tuyệt đối phải được tiêm bởi các bác sĩ có kinh nghiệm và theo dõi chặt chẽ tất cả các phản ứng của bệnh nhân với bất kỳ loại filler nào họ có.

Không đáp ứng nhu cầu của khách hàng

Trong trường hợp tiêm filler nhưng có kết quả không như mong đợi hoặc đơn giản khách hàng cảm thấy không còn thích với việc có filler trên mặt nữa thì cũng có thể sử dụng tiêm tan filler loại bỏ chất làm đầy trên da và đưa da về trở về trạng thái như ban đầu.

Một số trường hợp bác sĩ sẽ tư vấn cho bệnh nhân tiêm tan filler nhằm mục đích sửa chữa những lỗi nhỏ trên mặt do chất làm đầy sao cho phù hợp với nhu cầu của khách hàng.

 

2. Đang cho con bú tiêm tan filler có sao không?

 

Đang cho con bú có tiêm filler được không hay sử dụng các kỹ thuật thẩm mỹ trong giai đoạn này có sao không, thì câu trả lời là không nên tiêm tan filler cho đối tượng phụ nữ có thai và đang cho con bú.

Trên thực tế, hầu hết các thương hiệu sản xuất chất làm tan filler có ghi trên bao bì là chống chỉ định cho phụ nữ đang cho con bú và tất nhiên là cả phụ nữ đang mang thai. Do đó, để đảm bảo an toàn sức khỏe cho cả mẹ và bé, bệnh nhân không nên tiêm tan filler khi đang mang thai hoặc còn đang cho con bú hay mắc các bệnh mãn tính. Lý giải tại sao đang cho con bú không nên tiêm tan Filler như sau:

  • Theo nhiều bác sĩ thẩm mỹ cho biết, phụ nữ đang cho con bú được các bác sĩ chống chỉ định sử dụng các phương pháp thẩm mỹ nội và ngoại khoa, trong đó có tiêm filler, tiêm botox hay tiêm tan filler... Bởi vì đây là đoạn khá nhạy cảm, cơ thể của người mẹ vừa trải qua rất nhiều những thay đổi về giải phẫu cũng như nội tiết, mọi tác động từ bên ngoài hay bên trong đều có thể làm tổn thương đến phát triển của người mẹ và bé.
  • Việc tiêm tan filler thường đi kèm với một số loại thuốc kháng viêm, kháng sinh để phòng ngừa những biến chứng của phẫu thuật. Tuy nhiên, vừa mới sinh xong, đặc biệt là sau sinh mổ, các mẹ đã phải sử dụng một lượng lớn thuốc gây tê, kháng sinh, kháng viêm... Do đó, sử dụng thêm các loại thuốc khác cũng có thể gây ảnh hưởng đến chức năng gan thận của bà mẹ nói riêng và cả cơ thể nói chung. Ngoài ra, giai đoạn cho con bú cũng nên hạn chế sử dụng bất kỳ các loại thuốc gì vì có thể ảnh hưởng đến sữa mẹ.
  • Thời gian sau khi sinh con, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng chính và tuyệt vời vì cung cấp đầy đủ năng lượng cũng như dưỡng chất cho trẻ nhỏ, do đó các bác sĩ khuyên rằng không nên tiêm tan Filler đối với những phụ nữ đang cho con bú để tránh gây ảnh hưởng đến nguồn dinh dưỡng quý giá này. Việc tiêm tan filler đôi khi chỉ tác động lên một khu vực nhất định trên khuôn mặt. Tuy nhiên, đây lại là một khu vực khá nhạy cảm với nhiều mạch máu. Việc tiêm không đúng kỹ thuật hoặc bất kỳ một sai lầm nhỏ nào có thể đẩy lượng chất tan filler vào máu. Từ đó, ảnh hưởng trực tiếp lên chất lượng sữa mẹ.
  • Một số bà mẹ bất chấp muốn làm đẹp mà chủ động cai sữa sớm để có thể được thực hiện việc tiêm tan filler. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng các bác sĩ sẽ không chấp nhận thực hiện trên những đối tượng như vậy.

Trong trường hợp vẫn muốn tiêm tan filler, các bà mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Nên thực hiện tiêm tan filler sau khi sinh con trên 6 tháng hoặc tốt nhất là sau khi cho bé cai sữa (tránh việc chủ động cai sữa sớm để tiêm tan filler), nhằm đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.
  • Chất làm tan filler sẽ không làm ảnh hưởng nhiều đến chất lượng sữa mẹ, tuy nhiên tiêm tan filler xong các mẹ cần phải sử dụng thuốc kháng sinh. Cho nên cần phải hỏi ý kiến của bác sĩ điều trị, xem xét thuốc kháng sinh đó có thích hợp cho đối tượng đang trong thời gian cho con bú hay không.
  • Trong thời gian còn cho con bú, chế độ chăm sóc tại nhà sau khi tiêm tan filler sẽ bị hạn chế do phải vừa chăm sóc bản thân và vừa chăm sóc cho trẻ. Vì thế, nên cân nhắc cẩn thận trước khi quyết định sử dụng.
  • Khi đã xem xét hết các yếu tố trên, tiếp theo hãy lựa chọn các cơ sở thẩm mỹ hay bệnh viện được Bộ Y tế hay Sở Y tế địa phương cấp phép hoạt động, để bảo đảm an toàn cũng như hiệu quả cho quá trình tiêm tan filler.

Thời kỳ cho con bú được vẫn được xem là một giai đoạn nhạy cảm và mọi phương pháp điều trị, thuốc men được sử dụng trong thời điểm này đều có thể ảnh hưởng đến cả mẹ và trẻ sơ sinh, kể cả đó có là một phương pháp thẩm mỹ đơn giản như tiêm tan filler. Vì thế, các bác sĩ khuyến cáo không nên tiêm filler, tiêm botox, tiêm tan filler, hay bất kỳ các thuốc gì trong giai đoạn này.

 

Tags: filler
Bài viết hữu ích
THẨM MỸ VIỆN HOA ANH

Hotline: 0944 232 288 / 0948 702 288

Email: daongocanh0808@gmail.com

TRỤ SỞ CHÍNH - TPHCM

CN 2 : 260 Nguyễn Trung Trực, Rạch Giá, Kiên Giang

CN 3 : Lô 5 - C5 Trung tâm thương mại Rạch Sỏi

CN 4 : 257 Trần Phú, Tp Bạc Liêu

CN 5 : 572 Thị trấn Kiên Lương, Kiên Giang

CN 6 : 320 Võ Duy Linh, Gò Công, Tiền Giang

CN 7 : 139 quốc lộ 63 Thị trấn An Biên, Kiên Giang

CN 8 : 191A Đường 30/4 Khu Phố 1, TT.Dương Đông, Phú Quốc

CN 11 : 200 Khu Phố A , Quốc Lộ 80 , TT. Tân Hiệp , Kiên Giang

Đang cho con bú tiêm tan filler có sao không?