Hướng dẫn về các loại axit dành cho da mặt 1
1. Axit Salicylic
Axit Salicylic là một trong những loại axit dành cho da mặt. Hoạt chất này đã có từ rất lâu và được biết đến với tác dụng tẩy tế bào chết do da, giúp duy trì lỗ chân lông thông thoáng, giảm mụn trứng cá. Axit Salicylic thường được sử dụng trong huyết thanh và sữa rửa mặt với nồng độ từ 0,5 – 2%, cũng như trong các phương pháp điều trị mụn.
Axit Salicylic cũng được sử dụng ở nồng độ cao hơn như một chất lột tẩy để điều trị mụn trứng cá, sẹo mụn, nám, tổn thương do ánh nắng mặt trời và các đốm đồi mồi... Thông thường các chỉ định này cần được đưa ra bởi bác sĩ chuyên khoa da liễu.
Ngoài ra, Axit Salicylic còn được sử dụng trong các giải pháp loại bỏ mụn cóc và an toàn khi sử dụng cho làn da sẫm màu dễ bị nám. Hoạt chất này có cấu trúc liên quan đến Aspirin (Axit Acetyl Salicylic) nên có đặc tính chống viêm.
2. Axit Glycolic - axit dành cho da mặt
Axit Glycolic là một Alpha – Hydroxy (AHA) – một trong các loại axit an toàn cho da. Axit Glycolic có nguồn gốc từ cây mía, là loại AHA nhỏ nhất nên có hiệu quả nhất khi thẩm thấu vào da. Hoạt chất này có tác dụng chống lão hóa tuyệt vời, hiệu quả trong việc tẩy tế bào chết cho da và giảm nếp nhăn, ngăn ngừa mụn trứng cá, làm mờ vết thâm, tăng độ dày của da, làm đều màu da và kết cấu da. Chính vì những tác dụng đó mà Axit Glycolic được sử dụng trong nhiều sản phẩm chăm sóc da (nồng độ phổ biến dưới 10%).
Giống như Axit Salicylic, Axit Glycolic cũng được sử dụng như một chất lột tẩy để điều trị mụn trứng cá và tăng sắc tố da, đôi khi kết hợp với phương pháp lăn kim. Tuy nhiên, việc sử dụng Axit Glycolic làm tăng độ nhạy cảm với ánh nắng mặt trời ngay, vì vậy cần bôi kem chống nắng khi sử dụng Axit Glycolic để ngăn ngừa tác hại của ánh nắng mặt trời.
3. Axit Mandelic
Axit Mandelic là một loại Axit Alpha – Hydroxy khác có nguồn gốc từ hạnh nhân đắng. Giống như Axit Glycolic, Axit Mandelic là một chất tẩy tế bào hữu ích để ngăn ngừa mụn trứng cá, điều trị tổn thương do ánh nắng mặt trời và làm mờ vết nám.
Tuy nhiên do Axit Mandelic có cấu trúc phân tử lớn hơn, không thẩm thấu vào da như axit Glycolic nên ít gây kích ứng da hơn. Đây cũng là nguyên nhân mà Axit Mandelic được khuyên dùng trong các sản phẩm lột da thay vì Axit Glycolic (đặc biệt đối với làn da dễ bị tái tạo sắc tố).
4. Axit Azelaic
Phương pháp dưỡng da với các loại axit không thể không nhắc đến Axit Azelaic. Hoạt chất này được sử dụng trong điều trị mụn trứng cá mức độ trung bình. Axit Azelaic có tác dụng giữ cho lỗ chân lông thông thoáng, tiêu diệt vi khuẩn và giảm viêm.
Axit Azelaic sử dụng trong điều trị mụn với nồng độ từ 15 – 20% trong các loại kem dùng vào buổi sáng và tối. Axit Azelaic có rất ít tác dụng phụ, nhưng ở một số người có làn da nhạy cảm nó có thể gây châm chích, bong tróc và mẩn đỏ.
Ngoài tác dụng điều trị mụn trứng cá, Axit Azelaic còn được sử dụng như một chất làm sáng da. Điều này rất hữu ích trong việc làm ờ các vết thâm sau mụn hoặc tăng sắc tố viêm. Nó thường được kết hợp với Retinoids trong điều trị mụn trứng cá.
5. Axit Kojic
Axit Kojic được tạo ra bởi vi khuẩn trong quá trình lên men gạo để sản xuất rượu Sake. Axit Kojic là một thành phần phổ biến trong các sản phẩm chăm sóc da nhờ đặc tính chống lão hóa, làm trắng da.
Axit Kojic thường được sử dụng trong sữa rửa mặt và huyết thanh với nồng độ từ 1 – 4%. Tuy nhiên nó có thể gây châm chích, kích ứng da khi mới bắt đầu sử dụng.
6. Axit Ascorbic
Axit Ascorbic là một trong những loại axit an toàn cho da. Loại axit này tan được trong nước và được sử dụng nhiều trong các sản phẩm chăm sóc da nhờ tác dụng chống lão hóa. Axit Ascorbic cũng được sử dụng như một chất thay thế cho Hydroquinone trong điều trị nám da.
Một nhược điểm của Axit Ascorbic là không ổn định và dễ bị oxy hóa. Vì vậy nó thường được bào chế dưới dạng muối Magie Ascorbyl Phosphate và Axit Tetra – Isopalmitoyl Ascobic để tăng độ ổn định.
7. Axit Oleic và Axit Linoleic
Khi nói về Axit Oleic và Axit Linoleic trong chăm sóc da, chúng chủ yếu thuộc lĩnh vực dầu (không phải là axit thực thụ). Trong dầu, các axit béo này phản ứng làm mất các nhóm axit của chúng để tạo thành chất béo trung tính. Nói chung, các loại dầu chứa nhiều axit Linoleic có kết cấu khô hơn phù hợp với da dầu, trong khi các loại dầu chứa nhiều Axit Oleic hoạt động tốt hơn cho da khô.
Bản thân Axit Linoleic có đặc tính làm giảm sắc tố, giúp trắng sáng da.
8. Các loại axit khác
Một số loại axit dành cho da mặt khác có thể kể đến như sau:
- Axit Alactic, Citric, Malic và Tartaric: Các loại axit này đều thuộc nhóm Alpha – Hydroxy (AHA). Các AHA hoạt động như chất tẩy tế bào chết, làm sáng các sắc tố không đồng đều và làm mềm mịn kết cấu da. Axit lactic là loại AHA được nghiên cứu tốt nhất sau Axit Glycolic, tác dụng dịu nhẹ hơn, dưỡng ẩm nhiều hơn và hiệu quả hơn trong điều trị ở làn da bị tổn thương do ánh nắng mặt trời;
- Axit Ferulic: Hoạt chất này là thành phần chốn oxy háo được sử dụng phổ biến cùng với Vitamin C và vitamin E trong huyết thanh. Bộ ba hoạt chất này chống oxy hóa mạnh mẽ với khả năng bảo vệ da khỏi các gốc tự do gây hại do tia bức xạ cực tím gây ra;
- Axit Lipoic: Hoạt chất này là thành phần chống oxy hóa, chống lão hóa hiệu quả. Tuy vậy tác dụng của nó khá khiêm tốn nên độ phổ biến đang giảm dần;
- Axit Tricloaxetic (TCA): Được sử dụng trong lột da và làm phẳng vết sẹo. Tác dụng của Axit Tricloaxetic rất mạnh nên chỉ được chỉ định bởi các chuyên gia y tế;
- Axit Alguronic: Hoạt chất này là sản phẩm phụ của quá trình sản xuất dầu Diesel sinh học. Nó được chứng minh là có tác dụng chống lão hóa, tuy nhiên điều này chưa được nghiên cứu một cách cụ thể.
9. Sử dụng loại Axit nào cho da mặt là hiệu quả nhất?
Việc lựa chọn loại axit an toàn cho da phụ thuộc vào mục đích sử dụng và tình trạng da đang mắc phải. Một số khuyến cáo về việc lựa chọn axit trong chăm sóc da mặt như sau:
- Da dễ nổi mụn: Axit Salicylic, Axit Azelaic, Axit Glycolic, Axit Lactic, Axit Mandelic;
- Da trưởng thành: Axit Lactic, Axit Glycolic, Axit Ascorbic, Axit Ferulic;
- Da tăng sắc tố: Axit Azelaic, Axit Kojic, Axit Ascorbic, Axit Ferulic, Axit Lactic, Axit Glycolic.
Một lưu ý là nồng độ axit càng cao thì nguy cơ gây kích ứng da càng lớn. Vì vậy trước khi sử dụng một sản phẩm chứa axit chăm sóc da mặt, bạn nên xem xét thành phần và các lưu ý khi chăm sóc da.