Sạm da có nên phơi nắng? 7 lầm tưởng phổ biến về sạm da và phơi nắng
1. Phơi nắng và các tác động của phơi nắng
Tia nắng mặt trời ấm áp có thể đem lại cho bạn cảm giác dễ chịu trong một thời gian ngắn. Nhưng khi làn da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời quá lâu mà không được bảo vệ thì có thể gây hại cho làn da, đồng thời làm cho làn da dễ dẫn đến tình trạng lão hoá sớm.
Tia bức xạ UV được thiết lập là một phần của quang phổ ánh nắng mặt trời đến trái đất. Bước sóng của chùm tia này khá ngắn và ngắn hơn ánh sáng nhìn thấy. Tia bức xạ được chia làm 2 loại chính là UVA và UVB. Cả hai loại bức xạ này đều có thể gây tác động có hại cho làn da theo các cách khác nhau. Tia UVB có bước sóng ngắn và thường là nguyên nhân khiến cho da bị cháy nắng và đỏ rát. Còn tia UVA có bước sóng dài hơn thì có thể xâm nhập sâu hơn vào trong da và gây tổn thương nhiễm sắc thể DNA.
Khi thực hiện phơi nắng trong thời gian dài thì có thể khiến làn da bị tác động đầu tiên là cháy nắng. Ở dạng cháy nắng nhẹ thì da sẽ có biểu hiện như nám và ửng đỏ, nhưng trường hợp nghiêm trọng sẽ xuất hiện mụn nước với các triệu chứng buồn nôn, chóng mặt... Việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời mà không được bảo vệ có thể dẫn đến những ảnh hưởng lâu dài cho làn da, điển hình là tình trạng bị sạm da nhiều, da không đều màu... Theo thời gian thì làn da sẽ bị thô ráp, bong tróc, làn da có nhiều vết nám, tàn nhang...Những tình trạng này đều do nguyên nhân là ánh nắng tàn phá collagen và elastin trong da. Collagen thuộc loại protein có tác dụng duy trì độ săn chắc cho làn da, và elastin là chất xơ giúp hỗ trợ làn da phục hồi. Khi suy thoái collagen và elastin ở sâu trong da thì sẽ dẫn đến tình trạng lão hoá, da nhăn nheo...
2. 7 Lầm tưởng về sạm da và phơi nắng
Phơi nắng để cung cấp vitamin D
Có thể bạn đã từng nghe nói việc phơi nắng sẽ là một cách hữu ích và cần thiết để hấp thụ vitamin D trong cơ thể. Tuy nhiên, đây không phải là cách duy nhất để bổ sung loại vitamin thiết yếu này. Bởi vì nếu áp dụng phơi nắng tổng hợp vitamin D không đúng có thể sẽ gây nguy hại cho làn da. Vì vậy, bạn có thể bổ sung vitamin D thông qua chế độ ăn hoặc sản phẩm thực phẩm bổ sung và không nhất thiết phải phơi nắng hàng ngày.
Phơi nắng thế nào để phù hợp và mang lại hiệu quả thì bạn cần được tư vấn bởi bác sĩ chuyên khoa da liễu. Nếu không thực hiện đúng thì bạn có thể huỷ hoại làn da, lão hóa da, đặc biệt làm làm tăng nguy cơ ung thư da.
Làn da rám nắng mới được cho là khỏe mạnh
Khi sạm da có nên phơi nắng hay không? Có khá nhiều người tin rằng nếu họ có một làn da sạm, rám nắng thì họ có thể tránh được tình trạng da bị cháy nắng, da mụn. Tuy nhiên điều này hoàn toàn đúng.
Khi làn da sạm và rám nắng là thể hiện làn da đang bị tàn phá. Hơn nữa, làn da đang phân phối lại các sắc tố melanin đến các tế bào trên bề mặt da để tự bảo vệ. Không những thế, những trường hợp phơi nắng cho sạm da thì có thể gặp nguy cơ đột biến nhiễm sắc thể DNA trong khi thực hiện phơi nắng. Thêm vào đó, việc tiếp xúc làn da với ánh nắng quá lâu có thể khiến cho da sạm đi, dày lên, có nguy cơ sần sùi và nhanh chóng bị lão hoá.
Làn da rám nắng không cần sử dụng kem chống nắng
Thông thường những người có làn da trắng thường rất hay chú trọng đến việc chăm sóc và sử dụng kem chống nắng, bởi vì họ rất sợ da bị sạm đen. Tuy nhiên, lại có một số hiểu lầm khá nguy hiểm với những người có làn da sẫm màu. Họ cho rằng việc sử dụng kem chống nắng cho làn da sẫm màu là không cần thiết. Vì làn da sậm màu không chống nắng cũng không bị ảnh hưởng gì cả.
Thực tế, melanin bổ sung trong da sẫm màu có thể mang lại chức năng bảo vệ tốt hơn cho da nhưng nó lại không thể ngăn chặn được tất cả các loại bức xạ cực tím có hại ảnh hưởng đến làn da. Bạn có thể bị tăng nguy cơ mắc ung thư và lão hoá da nếu không sử dụng kem chống nắng, dù bạn có làn da nâu, rám nắng. Vì vậy, việc sử dụng kem chống nắng cho mọi làn da đều có vai trò quan trong trong bảo vệ và chăm sóc da.
Tắm nắng là cách duy nhất để có làn da nâu
Phơi nắng thế nào để hiệu quả? Có khá nhiều người cảm thấy rằng việc họ trở nên khỏe mạnh và có làn da căng bóng, hấp dẫn là do có một làn da đậm màu. Tuy nhiên, để có một làn da nâu như mong muốn thì bạn cũng không nên áp dụng cách này, vì có thể làm tăng nguy cơ ung thư da.
Bên cạnh đó, tắm nắng cũng không phải là cách duy nhất mang lại cho bạn làn da nâu cá tính. Bạn có thể áp dụng cách nhuộm da với tông màu yêu thích để có làn da như mong muốn thay vì áp dụng tắm nắng để làm hại đến làn da.
Tia UVB mới gây hại cho làn da
Ánh nắng mặt trời có hai loại UVA và UVB. Nhiều người thường bị lầm tưởng rằng UVB là tia có hại, vì tia này liên quan đến tình trạng cháy nắng hay thậm chí ung thư da. Tuy nhiên, tia UVA mới là tia gây hại và được coi là “kẻ giết người thầm lặng”. Tia UVA không giống tia UVB, vì vậy bạn không thấy được những ảnh hưởng của tia UVA. Tia UVA có khả năng tàn phá thầm lặng làn da của bạn khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Đây cũng chính là nguyên nhân hàng đầu gây ra nếp nhăn trên da và làm tăng nguy cơ ung thư da.
Nếu bạn nghĩ rằng tắm nắng chủ yếu phụ thuộc vào tia UVA và nên tắm nắng ngoài trời cho an toàn thì điều này hoàn toàn sai. Ở một số quốc gia có thể còn cấm việc tắm nắng do tỷ lệ tử vong với các trường hợp u ác tính khá cao.
Bệnh ung thư da không nghiêm trọng
Nhiều người nghĩ rằng ung thư da không phải là vấn đề quá nghiêm trọng. Có thể chỉ đơn giản như vết sẹo nhỏ trên khuôn mặt. Tuy nhiên, ung thư da có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng. Theo số liệu thống kê thì cứ 1 /5 người Mỹ bị mắc ung thư da và không phải tất cả trong số họ được sống khoẻ mạnh. Đặc biệt, trong số liệu này còn cho thấy, tỷ lệ người bị ung thư da mỗi giờ ở Mỹ cũng khá cao. Thực tế cho thấy có khá nhiều trường hợp tử vong do ung thư da và đây là loại ung thư thường gặp nhất, có nguy cơ mắc cao nhất khi tắm nắng.
Tắm nắng an toàn khi không bị cháy nắng
Trường hợp này hiện vẫn chưa được làm rõ. Tuy nhiên, dù bạn sở hữu làn da nào thì việc lạm dụng tắm nắng, hay thực hiện không đúng cách đều gây nguy hại cho da. Thực tế, cháy nắng cấp tính có thể gây ra đau đớn và gây nguy cơ u ác tính. Bên cạnh đó, tắm nắng còn tăng cao nguy cơ lão hoá da.