0948702288 / 0944232288

Sự khác biệt giữa u nang và mụn nhọt, áp xe

CHIA SẺ | 22/06/2024 | 194 lượt xem

1. Đặc điểm khác biệt giữa u nang và mụn nhọt, áp xe

 

Có thể dễ nhầm lẫn u nang với mụn nhọtáp xe vì chúng có thể có các triệu chứng tương tự.

  • U nang là một túi chứa đầy dịch lỏng hoặc mủ, có thể hình thành trong hoặc trên cơ thể người. Có nhiều loại u nang khác nhau và có thể xuất hiện liên quan đến ung thư; nhưng hầu hết các u nang thường lành tính, có nghĩa là chúng không phải là ung thư. Một khối u nang khác biệt với một khối u ung thư là ở đặc điểm u nang có túi bọc bên ngoài.
  • Áp xe là một bệnh nhiễm trùng có đầy mủ trong mô cơ thể. Mủ được hình thành khi hệ thống miễn dịch hoạt động chống lại sự nhiễm trùng gây ra bởi vi khuẩn. Ngoài ra, có thể gặp áp xe do vi rút, ký sinh trùng,... Áp xe có thể xuất hiện trên da hoặc ở bên trong cơ thể. Trong trường hợp áp xe nhỏ trên da thì nó cũng có thể được gọi là nhọt hoặc mụn nhọt.

Sự khác biệt chính về các triệu chứng cụ thể là:

  • U nang phát triển chậm và thường không gây đau đớn, trừ khi nó phát triển to ra.
  • Ngược lại, áp xe đau, khó chịu, thường đỏ và sưng lên. Đồng thời, nhiễm trùng có thể gây ra các triệu chứng ở những nơi khác trên cơ thể.

Cả u nang và áp xe đều có thể hình thành ở các vị trí khác nhau bên trong và ngoài cơ thể. Khi một u nang bị nhiễm trùng sẽ trở thành một áp xe, tuy nhiên, áp xe không nhất thiết phải bắt đầu như u nang.

mụn nhọt

U nang mang những đặc điểm dễ nhận biết và thường lành tính

2. Ví dụ sự khác biệt giữa u nang và áp xe

 

2.1. Sự khác biệt giữa u nang và áp xe tuyến Bartholin

Các tuyến Bartholin là hai cấu trúc có kích thước bằng hạt đậu, một tuyến nằm ở mỗi bên của cửa âm đạo có vai trò tiết ra chất dịch bôi trơn âm đạo.

  • Ở khoảng 2 phần trăm phụ nữ, tuyến Bartholin có thể bị tắc do chấn thương hoặc kích ứng. Điều này có thể làm cho chất lỏng mà chúng tiết ra bị trào ngược lên, làm mở rộng tuyến và bệnh lý này được gọi là u nang ống tuyến Bartholin. Thông thường, u nang tuyến Bartholin là các u nhỏ, không có triệu chứng. Nhưng nếu u nang phát triển lớn và nó sẽ gây khó chịu khi đi lại, ngồi hoặc quan hệ tình dục cho bệnh nhân.
  • Áp xe tuyến Bartholin là tình trạng nhiễm trùng tuyến hoặc ống dẫn từ đó. Áp xe có thể hình thành hoặc có thể khởi phát do u nang ống tuyến Bartholin bị nhiễm trùng. Áp xe tuyến Bartholin có tỉ lệ bắt gặp cao gấp ba lần so với u nang tuyến Bartholin. Các vi khuẩn phổ biến nhất gây áp xe trong tuyến Bartholin là những vi khuẩn kỵ khí:
    • Bacterioides fragilis
    • Clostridium perfringens
    • Các loài peptostreptococcus
    • Các loài vi khuẩn Fusobacterium
    • Vi khuẩn lây truyền qua đường tình dục, chẳng hạn như Neisseria gonorrhoeae (dẫn đến bệnh lậu) và Chlamydia trachomatis (gây nhiễm chlamydia), cũng có thể là nguyên nhân gây áp xe tuyến Bartholin.

2.2. Nang răng và áp xe

  • U nang răng là một túi nhỏ xuất hiện xung quanh răng, hình thành ở chân răng chết hoặc xung quanh thân răng,... Nang răng có thể vẫn còn nhỏ và không có triệu chứng. Nếu chúng phát triển, chúng có thể gây đau. Nếu nang răng bị nhiễm trùng, sẽ trở thành áp xe.
  • Áp xe răng là một bệnh nhiễm trùng cấp tính, gây nên hiện tượng sưng tấy và cảm giác rất đau cho bệnh nhân. Đôi khi vi khuẩn gây nhiễm trùng sẽ tạo hơi thở có mùi khó chịu.

 

3. Các loại u nang và áp xe thông thường

 

Một số loại u nang và áp xe phổ biến như:

  • Áp xe bụng
  • Áp xe gan do amip
  • Áp xe hậu môn trực tràng
  • U nang hoặc áp xe tuyến bartholin
  • Áp xe não
  • U nang hoặc áp xe răng
  • Áp xe tụy
  • Áp xe quanh thận (thận)
  • Áp xe quanh amidan
  • Cắt bỏ u nang pilonidal
  • Áp xe gan sinh mủ
  • Áp xe hầu họng
  • Áp xe da
  • Áp xe tủy sống
  • Áp xe dưới âm đạo (núm vú)

Hình ảnh áp xe bụng trên y học lâm sàng

Hình ảnh áp xe bụng trên y học lâm sàng

4. Điều trị u nang và mụn nhọt, áp xe như thế nào?

 

  • U nang và áp xe được điều trị khác nhau tùy theo mức độ và vị trí của chúng trong cơ thể. Một số u nang có thể không cần điều trị nhưng nếu u nang gây đau hoặc khó chịu thì có thể cần cắt bỏ.
  • Áp xe thường là bệnh nhiễm trùng gây đau đớn nên cần điều trị để giảm đau, đồng thời tránh tình trạng nhiễm trùng lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể.

Đối với u nang và áp xe trong các cơ quan nội tạng không thể nhìn thấy qua quan sát bên ngoài thì cần thực hiện xét nghiệm máu để xác định nhiễm trùng, các thuật hình ảnh bao gồm chụp X-quang, chụp CT và chụp MRI để tìm ra vị trí của u nang hoặc áp xe. Tùy thuộc loại và vị trí u nang hoặc áp xe sẽ có cách điều trị khác nhau.

4.1. U nang hoặc áp xe tuyến Bartholin

  • U nang tuyến Bartholin có thể không có triệu chứng và không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu u nang đã phát triển về kích thước, gây khó chịu cho bệnh nhân thì nên được dẫn lưu.
  • Ổ áp xe bị nhiễm trùng và phải dẫn lưu. Nếu vùng da xung quanh khu vực bị áp xe bị sưng, đỏ và mềm, đó là dấu hiệu của nhiễm trùng lan rộng (viêm mô tế bào). Trường hợp này cần được điều trị bằng kháng sinh phổ rộng như: Cefazolin; Cefuroxime; Ceftriaxone; Nafcillin; Oxacillin.

Khi u nang hoặc áp xe lớn cần dẫn lưu, ống thông Word là một phương pháp an toàn. Đầu tiên, bác sĩ sẽ gây tê cục bộ; sau đó, rạch một đường nhỏ bên cạnh tuyến và đưa ống thông Word vào u nang hoặc ổ áp xe. Ống thông có một quả bóng nhỏ ở cuối đảm bảo cố định bên trong tuyến. Đồng thời, một ống nhỏ dẫn từ quả bóng cho phép mủ hoặc chất lỏng được dẫn lưu ra khỏi tuyến Bartholin.

4.2. U nang hoặc áp xe răng

  • Nang răng có thể không có triệu chứng gì, nhưng áp xe thường rất đau và cần được điều trị ngay lập tức. Nếu u nang xảy ra ở cuối chân răng chết, việc điều trị tủy răng có thể giúp u nang tự phục hồi. Một u nang nhỏ đôi khi có thể được loại bỏ cùng với răng bị ảnh hưởng.
  • Áp xe răng thường xảy ra cùng với tình trạng sâu răng hoặc do răng bị gãy hoặc sứt mẻ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và lây nhiễm các mô sống ở trung tâm của răng (tủy răng). Thuốc kháng sinh cho áp xe răng bao gồm: Amoxicillin; Clindamycin; Metronidazole.

Như vậy, một số u nang nhỏ và không có triệu chứng. Nhưng u nang phát triển lớn hơn có thể gây ra các ảnh hưởng nhất đinh và đôi khi dẫn đến nhiễm trùng hoặc áp xe. Ngược lại, áp xe là một bệnh nhiễm trùng cấp tính và cần được chăm sóc y tế ngay lập tức.

Tags:
Bài viết hữu ích
THẨM MỸ VIỆN HOA ANH

Hotline: 0944 232 288 / 0948 702 288

Email: daongocanh0808@gmail.com

TRỤ SỞ CHÍNH - TPHCM

CN 2 : 260 Nguyễn Trung Trực, Rạch Giá, Kiên Giang

CN 3 : Lô 5 - C5 Trung tâm thương mại Rạch Sỏi

CN 4 : 257 Trần Phú, Tp Bạc Liêu

CN 5 : 572 Thị trấn Kiên Lương, Kiên Giang

CN 6 : 320 Võ Duy Linh, Gò Công, Tiền Giang

CN 7 : 139 quốc lộ 63 Thị trấn An Biên, Kiên Giang

CN 8 : 191A Đường 30/4 Khu Phố 1, TT.Dương Đông, Phú Quốc

CN 11 : 200 Khu Phố A , Quốc Lộ 80 , TT. Tân Hiệp , Kiên Giang