Tác hại của cháy nắng, đến da như thế nào?
1. Da cháy nắng và mức độ nguy hiểm của da bị cháy nắng
Mùa hè là thời điểm mà là da có nguy cơ cao bị cháy nắng, đặc biệt ở những người làm việc ở ngoài trời với thời gian kéo dài như nông dân, công nhân, thợ xây.... Vào những ngày có mức độ nắng nóng lên đến đỉnh điểm thì một số trường hợp đã sử dụng khăn, mũ nón để che nhưng da vẫn đỏ rát, bong tróc... Hoặc những trường hợp đi du lịch biển vào thời điểm này đã có sử dụng kem chống nắng nhưng vẫn gặp hiện tượng cháy nắng nghiêm trọng.
Tác hại của cháy nắng đến da như thế nào? Cháy nắng là hiện tượng phản ứng viêm ở lớp ngoài cùng của da với những tổn thương do tia cực tím UV gây ra. Trên làn da có melanin - sắc tố mang lại màu sắc cho da và bảo vệ làn da trước ánh nắng mặt trời. Melanin hoạt động dựa trên nguyên tắc làm cho làm da tối màu hơn khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, hàm lượng melanin ở mỗi làn da được sản xuất tuỳ thuộc vào di truyền ở mỗi cá nhân. Vì vậy, khi bị cháy nắng thì làn da sẽ sạm đen. Cả hai biểu hiện này đều cho thấy, dấu hiệu tổn thương của tế bào da. Đối với những trường hợp có hàm lượng melanin ít khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời sẽ không được bảo vệ kéo dài thì có thể khiến cho tế bào da đỏ, sưng, đau. Hậu quả của cháy nắng có thể là những biểu hiện nhẹ với các triệu chứng phồng rộp. Hoặc có thể sau khi bị cháy nắng thì làn da sẽ bắt đầu bong tróc. Khi da bị bong tróc tức là cơ thể đang cố gắng loại bỏ tế bào hư hại, vì thế bạn đừng cố gắng lột da mà hãy để nó bong tróc tự nhiên và thực hiện theo chỉ định của các chuyên gia về da liễu.
Chỉ số UV là một trong những nguyên nhân gây cháy nắng. Cường độ UV thay đổi theo mùa, thời gian trong ngày, cũng như vị trí địa lý. Khi cường độ UV cao và làn da không được bảo vệ sẽ nhanh chóng bị tổn thương nghiêm trọng. Đặc biệt khi ánh nắng của cường độ mạnh nhất. Tuy nhiên, ngay cả khi chỉ số tia UV ở mức độ thấp thì vẫn tồn tại nguy cơ rủi ro cho làn da. Vì vậy, bạn cần thực hiện biện pháp bảo vệ làn da mỗi ngày và quanh năm. Kể cả những ngày âm u hoặc nhiều mây và không có nắng thì có tới 80% tia UV có thể xuyên qua đám mây.
Thêm vào đó, có một số trường hợp có cơ địa nhạy cảm với ánh nắng hoặc những trường hợp sử dụng thuốc kháng sinh nhóm Cyclin, VIT acid... thì có nguy cơ nắng cháy da cao hơn, đồng thời phải đối mặt với nhiều rủi ro về sức khoẻ khi bị cháy nắng.
2. Cách can thiệp và giảm tình trạng cháy nắng da
Với tình trạng cháy nắng thì cách can thiệp và xử trí ở người lớn và trẻ em có phần khác nhau.
Với người lớn
Cách can thiệp và giảm tình trạng cháy nắng nhanh nhất chính là hạ thân nhiệt. Nếu bạn đang ở hồ nước lạnh hoặc biển thì nên ngâm mình thật nhanh để làm mát làn da. Tuy nhiên, bạn lưu ý chỉ ngâm da trong khoảng vài giây để không kéo dài thời gian tiếp xúc với ánh nắng. Sau đó, cần thực hiện che chắn và ra khỏi nơi có ánh nắng liên tục, đồng thời vẫn tiếp tục làm mát vết bỏng bằng cách nén lạnh.
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng nước đá để nén lạnh nhưng lưu ý không được áp đá trực tiếp vào vết cháy nắng. Bạn có thể thực hiện tắm nước mát nhưng không nên tắm quá lâu, vì như vậy có thể làm cho làn da bị khô. Khi tắm không nên sử dụng xà phòng do có thể tăng tính ăn mòn và gây kích ứng cho da.
Bạn có thể thực hiện giữ ẩm bằng cách sử dụng kem dưỡng ẩm nhẹ, nhưng tuyệt đối không sử dụng thuốc mỡ dầu hoặc dầu, vì có thể giữ nhiệt và làm cho vết cháy nắng trở nên nặng hơn.
Sử dụng thuốc giảm viêm không chứa steroid khi được chỉ định của bác sĩ, chẳng hạn như Ibuprofen, naproxen hoặc aspirin để giúp giảm viêm và khó chịu khi bị cháy nắng. Bạn cũng có thể sử dụng cortisone 1% trong vài ngày để giảm vết sưng, đỏ.
Bạn cần bổ sung thêm nước cho cơ thể, vì cháy nắng có thể làm mất chất lỏng trên bề mặt da và khiến cho cơ thể bị mất nước. Sử dụng nước điện giải có thể bổ sung thêm các ion cần thiết cho cơ thể, đồng thời làm cho làn da lành lại.
Nếu bạn đang sử dụng các loại thuốc như thuốc tránh thai , thuốc lợi tiểu, thuốc trị tiểu đường... thì tình trạng cháy nắng có thể nghiêm trọng hơn. Trong trường hợp này bạn cần liên hệ với bác sĩ để được thăm khám và hỗ trợ.
Với trẻ em
Da của trẻ em khá mềm mại và dễ tổn thương nhưng lại nhanh lành hơn so với da của người lớn. Tuy nhiên, trẻ em cũng có ít khả năng tự bảo vệ khỏi những tổn thương do ánh nắng mặt trời gây ra. Với bé dưới 6 tháng tuổi không nên tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Còn với trẻ trên 6 tuổi thì cần được bảo vệ để chống tia UV cho mắt và da cho bé.
Da bị cháy nắng có hại không hẳn đã có câu trả lời. Vì vậy, để bảo vệ da, phòng ngừa nắng cháy da thì bạn có thể áp dụng một số biện pháp như sử dụng nha đam, miếng gạc làm mát, tắm nước mát, tránh các nguy cơ gây cháy da, bỏng da,...
Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng một số loại thực phẩm để giúp da dịu vết cháy nắng. Nên hạn chế ra ngoài khoảng từ 11 giờ trưa đến 16 giờ chiều. Bời vì khoảng thời gian này chỉ số cực tím trong ánh nắng mặt trời đang ở mức cao nhất. Nếu công việc bắt buộc phải đi ra ngoài thì bạn cần sử dụng kem chống nắng, sử dụng các loại áo chùm, đeo mũ, kính râm,...Sau khi sử dụng kem chống nắng khoảng từ 2-3 giờ thì cần bôi lại.